Vẹt đầu xám có tên khoa học là Psittacula finschii, thuộc họ Vẹt Psittacidae. Chúng phân bố ở Axam, Miến Điện, Thái Lan và Đông Dương. Tại Việt Nam: loài này có ở Bắc Thái, Hòa Bình, Lai Châu, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Loài vẹt này được ưa chuộng trong cộng đồng nuôi chim cảnh nhờ vẻ ngoài đáng yêu. Khả năng bắt chước tiếng nói tốt và tính cách thân thiện, hay tương tác với con người. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nuôi Vẹt đầu xám, cách chuẩn bị thức ăn cho chúng, cách huấn luyện đến cách phòng bệnh chi tiết nhất.
Ngoại hình
Vẹt đầu xám có kích thước từ 36 đến 40 cm và trọng lượng khoảng 120g. Chúng có ngoại hình tương tự với vẹt đầu hồng nhưng nhỏ hơn và có lông đuôi dài hơn. Màu sắc của 2 loài vẹt này khá tương đồng, nhưng vẹt đầu xám có đầu màu nhạt hơn và có một chiếc mào nhỏ trên đầu. Mặt của chúng có màu xám đá phiến xanh, còn cằm và phần dưới của má có màu đen, tạo thành một dải cổ áo hẹp, tạo ra một đường ranh giới rõ ràng giữa màu sắc tối và một vòng sáng màu xanh lục nhạt ở phía sau gáy. Gáy của chúng có màu xanh hơi vàng sáng, và chuyển dần sang màu xám xanh nhạt ở phần còn lại của lưng.
Hành vi & tập tính
Vẹt đầu xám thường được tìm thấy sống thành đàn hoặc các nhóm lớn. Loài vẹt này là loài chim cư trú, một số di chuyển theo mùa để tìm thức ăn. Chúng thường tụ tập thành các đàn lớn để ngủ vào buổi tối. Vẹt đầu xám thường sinh sống trong các khu vực rừng sồi, rừng tuyết tùng và rừng thông. Chúng cũng có thể được tìm thấy ở các vùng đồi với nhiều cây cối và thậm chí trong các khu vực công nghiệp rộng lớn với cây cao. Loài này thường di chuyển ở độ cao từ 650 đến 3.800 m, hiếm khi xuống dưới 250 m và thường sinh sống ở gần các vùng địa hình đồi núi.
Vẹt đầu xám nổi tiếng với tính thông minh vượt trội và tính cách độc đáo. Chúng tò mò, thích khám phá, và có khả năng học ngôn ngữ và thể hiện tình cảm đối với người chủ. Sự thân thiện và hoạt bát khiến chúng rất được ưa chuộng làm thú cưng. Tuy nhiên tính cách của từng con có thể khác nhau, và việc xây dựng tình cảm với chúng đòi hỏi phải có thời gian và tình cảm.
Thức ăn
Trong tự nhiên, Vẹt đầu xám được tìm thấy ở vùng nhiệt đới nóng ẩm Đông Nam Á, nến chúng có chế độ ăn phong phú và đa dạng bao gồm các loại mầm cây, hạt, trái cây nhiệt đới, quả mâm xôi, và hoa.
Trong điều kiện nuôi nhà, hãy cho Vẹt đầu xám ăn các loại hạt ngũ cốc như: hạt đậu phộng, hạt hướng dương, hạt lúa mạch, hạt kê loại lớn, các loại hạt dẻ,… ở dạng hạt sống, ngoài ra có thể trộn thành hỗn hợp làm thức ăn cho chim. Có thể đưa vào hỗn hợp này một ít rau củ quả sấy khô như: cà rốt, khoai lang, đu đủ,… để chim ăn cho lạ miệng. Tuy nhiên nên chọn loại thực phẩm khô dành riêng cho thú cưng, không có đường, không chất bảo quản để đảm bảo sức khỏe cho các bé vẹt nhé.
Sinh sản
Loài vẹt đầu xám thường có mùa sinh sản diễn ra trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. Chúng xây tổ trong các khe cây hoặc hốc cây. Sau giai đoạn sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, các con vẹt đầu xám thường đẻ từ 4 đến 5 quả trứng trong mỗi lứa. Kích thước của các quả trứng này thường dao động khoảng 28,5 x 22,0 mm.
Trong điều kiện nuôi ở nhà, ta có thể sử dụng các hộp gỗ lớn treo trong chuồng để làm tổ. Tổ chim bằng gỗ cần thiết kế chắc chắn vì mỏ của chúng to và khỏe, có thể mổ gãy và hỏng hóc tổ. Chim non nhìn gần giống chim cái, nhưng đầu ít màu xám và nhiều màu lục. Mắt trắng hay vàng nhạt. Mỏ trên đỏ tươi, mỏ dưới vàng.
Môi trường sống
Bảo đảm lồng chúng luôn sạch sẽ và khô thoáng. Vệ sinh thường xuyên để tránh tiết chất thải tích tụ trong lồng. Môi trường sống của vẹt má vàng cần duy trì nhiệt độ trên 10 độ C. Đây là loài chim nhiệt đới do đó chúng có khả năng chịu lạnh kém, thời tiết thay đổi có nguy cơ là làm cảm lạnh.
Huấn luyện
Vẹt đầu xám rất chăm tương tác và yêu thích sự chơi đùa và trò chuyện với người chủ. Hãy dành thời gian để tương tác và thiết lập mối quan hệ đáng yêu với chúng. Thời gian đầu bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng, nói rõ ràng và thực hiện động tác chậm. Khi chúng vẹt của bạn cảm thấy thoải sẽ bắt chước vào học theo, lúc đó bạn hãy dùng phần thưởng là thức ăn để cổ vũ chúng.
Các bệnh thường gặp
Bệnh sốt vẹt: Là bệnh thường gặp nhất ở vẹt đầu xám. Tác nhân chính của bệnh là Chlamydophila Psittaci gây bệnh đường phổi.
Bệnh Salmonellose và Colibacillose: Vẹt có thể nhiễm và bệnh này tiến triển dưới dạng cấp tính (ỉa chảy, chán ăn, ủ rũ) hoặc dạng mãn tính (viêm khớp, viêm gan, rối loạn hệ thần kinh).
Nếu bạn nghi ngờ vẹt đầu xám của mình bị bệnh, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y chuyên về gia chim cảnh để chẩn đoán và điều trị.
Các câu hỏi thường gặp
Có, vẹt đầu xám là một trong những loài chim có khả năng đọc và tái hiện lại giọng nói của con người tốt nhất. Chúng có khả năng học được nhiều từ và cụm từ, và có thể sử dụng để giao tiếp với con người. Tuy nhiên, khả năng nói của chúng còn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, môi trường sống và sự huấn luyện.
Con đực thường cao từ 30 đến 35cm, trong khi con cái thường thấp hơn một chút. Vẹt đầu xám đực có cơ thể tròn trịa, trong khi con cái mảnh mai hơn một chút. Đầu của con đực có xu hướng nhỏ và phẳng, và cổ ngắn hơn con cái. Con cái không có vệt đỏ ở cánh như con đực.