Trong thế giới chim có vô vàn những loại chim đặc biệt, nhiều màu sắc và đa dạng. Mỗi loài sẽ có những đặc điểm riêng biệt nhằm để lại ấn tượng cho con người. Đặc biệt là loài chào mào, nghe thì có vẻ quen thuộc nhưng chúng là loài chim có ngoại hình đẹp, giọng hát hay. Chỉ nhờ hai đặc điểm đó mà chúng rất được con người ưa chuộng và muốn nuôi. Tuy nhiên, muốn nuôi là một vấn đề nhưng làm sao để nuôi chúng phát triển khỏe mạnh thì là một vấn đề khó hơn. Bởi thế để giúp những người ưa chuộng loài chim chào mào này thì bài viết dưới đây là dành cho các bạn.
Nguồn gốc
Chào mào là một loài chim thuộc họ chào mào, chúng được phân bố chủ yếu ở châu Á. Và ở Việt Nam chúng đã có mặt ở khắp các vùng trong cả nước. Chúng ta sẽ thường thấy loài chim này xuất hiện ở các khu trồng trọt, vùng cây bụi và đậu trên các cành cây. Chào mào với số lượng lớn và thường kiếm ăn theo đàn.
Đặc điểm
Chào mào với cái tên khoa học là Pycnonotus jocosus, chúng mang trong mình những đặc điểm cơ bản như sau : Loài chim này với chiều dài khoảng 18-20cm, chúng có những đặc điểm rất dễ nhận dạng, với màu lông thì phần trên màu nâu và phần dưới màu trắng với một cái cựa sẫm màu và hai bên sườn bóng. Thêm đó là cái mào đen vừa nhọn, vừa cao với đường viền đen và mỏng. Vùng lỗ thông hơi màu đỏ, đuôi dài màu nâu cùng với đó là đầu lông màu trắng.
Là một loài chim mà con người rất ít khi được nhìn thấy mà chủ yếu là nghe giọng hót của chúng. Và nếu muốn thấy thì chúng thường xuyên đậu và kêu trên các ngọn cây vào buổi sáng sớm.
Tuổi thọ của loài này còn phụ thuộc vào thức ăn, không khí và môi trường sống. Thường thì tuổi thọ của chúng kéo dài khoảng 11 năm.
Thức ăn
Chào mào là loài động vật với nguồn thức ăn khá đa dạng nhưng chúng có những yêu cầu khá khắt khe trong quá trình chọn thức ăn. Chúng ăn được cả động vật, thực vật thô và cám và trái cây.
Với thức ăn tươi từ động vật bao gồm: sâu gạo, sâu non, châu chấu, giun, cào cào,…và tuyệt đối không ăn các loại thịt heo, thịt gà, hải sản,…
Với thực vật thô và cám thì không phải lúc nào cũng cho mọi lứa lứa tuổi đều ăn được. Mà người nuôi phải tìm hiểu, lựa chọn và cung cấp thức ăn sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của chim.
Còn trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu không thể thiếu trong nguồn thức ăn của chào mào. Người nuôi nên bổ sung nguồn trái cây phù hợp với hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ của chim.
Quá trình rèn luyện cho chim
Chim chào mào thường được nhắc đến là loài chim có giọng hót hay. Nhưng không phải con nào trong loài này cũng sẽ có bản chất hót hay mà nó cũng cần cả một quá trình được rèn luyện dài dài. Trong quá rèn luyện, người nuôi có thể rèn luyện cho chúng bằng cách luyện sức lực hoặc luyện giọng cho chào mào.
Để giúp chim có thể di chuyển một cách linh hoạt hay có một sức khỏe tốt thì chúng ta có thể bố trí, sắp xếp cho chúng một chiếc cầu ngay trong lồng sao cho phù hợp để chúng có thể di chuyển liên tục ngay trong đó.
Còn với giọng nói thì rất đơn giản mà còn có thể rèn luyện cho nó bằng nhiều cách như thu âm một giọng hót trên mạng hoặc mua băng đĩa liên quan đến giọng hót của chim để thường xuyên mở cho chúng nghe. Hay hơn nữa là giúp cho khả năng thực chiến của chúng trở nên tốt hơn thì người nuôi có thể kiếm cho chúng một chú chim khác để cả hai có thể cùng giao lưu với nhau.
Sinh sản
Cũng giống như những loài chim khác như chim họa mi đất má trắng, đến mùa sinh sản con đực sẽ đi tìm con cái và thu hút con cái bằng cách cúi đầu, xòe đuôi và rũ cánh để thu hút chim cái. Và mùa sinh sản của loài này thường diễn ra với miền nam Ấn độ từ tháng 12 đến tháng 5, còn với miền bắc Ấn độ thì từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm.
Mỗi lần đẻ, thường thì loài này sẽ sinh đươc từ 2-5 quả trứng. Với kích thước của trứng từ 16- 21 mm đồng thời có màu đỏ nâu nhạt với các đốm lấm tấm màu trắng. Và chúng đều được cả con bố và mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc. Khi trứng trở thành chim non thì cho ăn sâu, bướm rồi khi dần trưởng thành thì có thể thay đổi nguồn thức ăn đó.
Ngoài ra, tổ của chúng thường được xây lên có hình chén và ở trên các bụi rậm, tường tranh hoặc cây nhỏ. Mỗi ổ đó thường chứa được hai đến ba quả trứng và được dệt bằng cành cây, rễ cây, cỏ mịn.
Cách chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
Để giúp cho con chim của bạn không bị bệnh hay gặp phải tình trạng không tốt thì việc tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe là việc rất cần thiết và quan trọng. Và một trong số những bệnh thường gặp ở loài chim này là trúng gió, đường ruột, ho, viêm phổi,..Những bệnh đó xảy ra là do thức ăn không sạch sẽ, thay đổi thời tiết đột ngột, lồng vệ sinh không sạch, …
Vậy nên để tránh được những bệnh đó thì người nuôi cần đảm bảo cho chúng môi trường sạch sẽ,thức ăn đảm bảo an toàn về hệ tiêu hóa,…
Những lưu ý quan trọng
Chào mào là một loài chim cảnh rất phổ biến tại Việt Nam. Để nuôi và chăm sóc chào mào tốt, bạn nên lưu ý những điểm sau đây:
Người nuôi nên chọn chào mào có vẻ ngoài khỏe mạnh, hoạt bát và có chất giọng hay. Tránh chọn những con chào mào quá già, yếu ớt, hoặc có triệu chứng bệnh tật.
Cần chuẩn bị một chuồng trại đủ rộng rãi và thoáng mát cho chào mào, tránh ánh nắng trực tiếp, mưa ẩm và gió lạnh.
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm cả protein, vitamin và khoáng chất đồng thời cũng có thể cho chim ăn thức ăn chuyên dụng hoặc pha trộn tự chế.
Bạn cũng nên dành thời gian cho chào mào tập luyện và rèn giọng. Có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gương, màn che, hoặc đài phát thanh để tăng cường hiệu quả tập luyện.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của chào mào bằng cách quan sát, nghe giọng hót và tận dụng các dịch vụ khám và điều trị bệnh của các bác sĩ thú y nếu cần thiết.
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho chuồng trại và chào mào. Thường xuyên vệ sinh, tẩy trùng và thay đổi nước uống cho chào mào sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Tóm lại nếu muốn chăm sóc loài chim này thì bạn cần kiên nhẫn và yêu thương chào mào của mình. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về chúng và cách chăm sóc chúng nhiều hơn.
Câu hỏi thường gặp
Để giúp cho loài chim này phát triển một cách tốt cũng như giúp chúng nhanh căng lửa thì việc tắm nắng cho chúng là quan trọng và rất cần thiết. Nên lựa thời điểm từ khoảng 8-10h khi đó ánh sáng mặt trời tương đối nhẹ và không quá nắng gắt. Việc làm như thế sẽ giúp chim sạch sẽ và tránh được một số bệnh.
Để đưa ra được giá thành cho loài chim chào mào thì nó phụ thuộc vào nguồn gốc, chủng loại, vóc dáng, giọng hót,..Bởi thế mà mỗi loại ở mỗi vùng, mỗi tỉnh sẽ có giá thành khác nhau. Và đương nhiên với loài quý hiếm thì chúng sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều so với những con khác.